HOME PAGE

Người kết nối

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Đạo Lý.

Ngọc hoàng sai Chung Quỳ xuống trần gian bắt quỷ, nhưng không ngờ quỷ ở dương gian nhiều hơn quỷ ở âm phủ, lại rất dữ dằn. Những con quỷ này thấy Chung Quỳ đến bắt thì cùng nhau vây Chung Quỳ lại, quỷ lỗ mãng lấy bảo kiếm, quỷ khéo mồm ôm lấy chân, quỷ đòi nợ thì bíu ủng chụp nón.v.v…làm cho Chung Quỳ không cách gì trổ tài pháp thuật được.

Lúc ấy đột nhiên có một hòa thượng mập ú đang ưỡn cái bụng bự đi đến, vịn vai Chung Quỳ và nói :

- “Tướng quân bắt quỷ mà sao lại lúng túng thế ?”

Chung Quỳ nói :

- “Không ngờ quỷ dương gian khó bắt quá”.

Hòa thượng mập ù nói :

- “Đừng lo, tôi bắt quỷ thế cho ngài”.

Hòa thượng nói xong thì cười ha ha với tụi quỷ, há to miệng rống lên một tiếng, nuốt tất cả quỷ vào trong bụng. Chung Quỳ lấy làm kinh dị, nói :

- “Sư phụ đúng là thần thông quảng đại”.

Hòa thượng đáp :

- “Ngài không biết đó thôi, những tên nghiệt quỷ như thế này rất nhiều, không thể nói đạo lý với chúng nó, không thể nói chuyện tình cảm với chúng nó, chỉ có cách là nuốt nó vào trong bụng mà thôi”.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

FED - Những điều nên biết!

Chỉ đến đầu những năm 1990 Mỹ mới bắt đầu có ngân hàng trung ương hay Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Thị trường tài chính toàn cầu đang “nín thở” chờ đợi cuộc họp chính sách của Ủy ban thị trường mở (FOMC) sẽ diễn ra trong hai ngày 17 – 18/9 tới. Tuy nhiên, có không ít người chưa hiểu rõ hoặc hiểu lầm về Cục dự trữ liên bang (Fed). Bài báo trên tờ Business Insider đưa ra 14 câu hỏi và tự trả lời với mong muốn giúp người đọc hiểu rõ hơn về Fed cũng như về cuộc họp quan trọng sắp tới của Fed.

1. Fed là gì?

Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) là NHTW của nước Mỹ. Hãy bắt đầu với câu hỏi NHTW là gì, bởi cơ quan này tồn tại ở hầu hết các nước. Trên thực tế, do chủ nghĩa cá nhân được đề cao khiến nước Mỹ không ưa chuộng các cơ quan chính phủ tập trung, NHTW của Mỹ “sinh sau đẻ muộn” so với các NHTW khác.

Các NHTW có nhiệm vụ kiểm soát lãi suất, cung tiền và giám sát hệ thống ngân hàng.

2. Fed được tổ chức như thế nào?

Có thể nói cấu trúc của Fed rất khác biệt so với các NHTW khác. Ở Fed tồn tại 4 cấp: Hội đồng Thống đốc, Ủy ban Thị trường mờ (FOMC), 12 ngân hàng chi nhánh và các ngân hàng thành viên khác nhỏ hơn.

Hội đồng Thống đốc là bộ phận chịu trách nhiệm về phần lớn các chính sách tiền tệ. 7 người nằm trong hội đồng này được đề cử bởi Tổng thống, phải được Thượng viện thông qua và đưa ra các quyết định tại Washington. Ben Bernanke hiện là Chủ tịch của hội đồng này. Nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc vào tháng 1 sắp tới và mọi người đang ráo riết dự đoán về việc ai sẽ là người thay thế ông Bernanke.

Cấp tiếp theo là FOMC – ủy ban gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc cùng với chủ tịch của 5 ngân hàng chi nhánh. FOMC thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường mở.

12 ngân hàng chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ nhỏ nhặt hơn. Chúng được đặt ở Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco. Mỗi ngân hàng có một chủ tịch và kiểm soát hàng nghìn ngân hàng thành viên trong khu vực đó.

3. Các thành phố được chọn hoàn toàn ngẫu nhiên

Điều này nghe có vẻ kỳ lạ. Khi Quốc hội Mỹ bỏ phiếu về Đạo luật Dự trữ liên bang năm 1913, đã có rất nhiều ý kiến trì hoãn. Ví dụ, thượng nghị sĩ đến từ bang Missouri chỉ đồng ý nếu bang của ông trở thành bang duy nhất có 2 ngân hàng chi nhánh.

4. Điều này nghe có vẻ phức tạp và độc đoán. Tại sao nước Mỹ phải có Fed?

Như đã đề cập ở trên, nước Mỹ đã không có Cục dự trữ liên bang trong một thời gian dài. Điều đó có nghĩa cuối thế kỷ 19 là thời kỳ của những cú sốc kinh tế không thể kiểm soát. Chỉ đến năm 1907, khi chứng khoán giảm 50% và người gửi tiền đổ xô đến ngân hàng để rút tiền, người ta mới “hâm nóng” lại ý tưởng thành lập NHTW và cuối cùng cũng được Thượng viện cũng thông qua.

5. Fed sẽ kiểm soát các cú sốc kinh tế?

Chúng ta đều biết rằng khi bạn gửi một khoản tiền, tiền không nằm im trong két sắt của ngân hàng cho đến khi bạn cần tiền và muốn rút tiền. Hầu hết số tiền được đem đi đầu tư và đây cũng chính là cách các ngân hàng làm ra tiền. Tất nhiên, có những luật lệ quy định số tiền dự trữ ngân hàng buộc phải có. Nhưng, vấn đề nằm ở chỗ: điều gì sẽ xảy ra nếu như tất cả người gửi tiền đều muốn rút tiền tại cùng một thời điểm?

Đây chính là lúc Fed phải thực hiện vai trò của nó: người cho vay cuối cùng.

6. Bằng cách nào?

Câu trả lời có thể làm bạn hoảng sợ. Fed có quyền lực đặc biệt: in tiền. Theo lý thuyết, Fed có thể in tiền để giải cứu cá nhân hoặc tổ chức. Với vai trò là đồng tiền pháp định, đồng bạc xanh không bị neo vào bất cứ thứ gì (chế độ neo đồng USD vào vàng kết thúc từ năm 1971).

Nếu bạn nhận định Mỹ đang trở thành Hy Lạp, điều đó hoàn toàn sai. Hy Lạp không có đồng tiền của riêng họ và phải được cứu bởi NHTW châu Âu. Mỹ thì khác, Fed có thể in thêm tiền!

7. Điều này không bền vững?

In thêm tiền không giống như việc chỉ ngồi một chỗ và đổ một xe tải chất đầy những tờ bạc 100 USD vào nền kinh tế. Rất nhiều chính phủ đã cố gắng làm như vậy và điều tồi tệ đã xảy ra. Tin tốt ở đây là Fed theo dõi lạm phát rất chặt chẽ.
(ST)

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Lòng Tin

Ngẫm lại câu nói này thấy cần phải nên đừng bị cuốn hút vào bất cứ học thuyết nào dù có vẻ lung linh  đến đâu.Hãy để cho thực tế và nhiều ý kiến khác biết tìm đường vào suy nghĩ của mình trước các vấn đề lớn.
«Lòng tin tưởng thái quá vào một chủ thuyết là kẻ thù lớn nhất của chân lý và sự thật, đồng thời còn nguy hiểm hơn cả sự lừa đảo». (Friedrich Nietzsche)

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Thao túng!


Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học, triết học, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, xây dựng một danh sách mười chiến lược thao túng đám đông mà ông quan sát được qua các phương tiện truyền thông:

 

1 / Chiến lược phân tâm

 

Yếu tố thiết yếu của việc kiểm soát xã hội, chiến lược chuyển hướng bao gồm chuyển hướng sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề quan trọng và những thay đổi do giới tinh hoa chính trị và kinh tế quyết định, thông qua việc đưa ra một loạt thông tin tràn ngập liên tục nhưng ít có ý nghĩa. Chiến lược phân tâm cũng rất quan trọng nhằm ngăn cản công chúng tiếp cận những kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, tâm lý học, sinh học thần kinh, và điều khiển học. "Hãy làm phân tâm sự chú ý của công chúng  khỏi các vấn đề xã hội thiết thực,  hấp dẫn họ  bằng những vấn đề không quan trọng thực sự. Tiếp tục làm họ bận rộn, bận rộn, bận rộn, không có thời gian để suy nghĩ, và trở lại chuồng với các động vật khác. " (Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

 

2/ Tạo ra vấn đề và sau đó cung cấp các giải pháp

 

Phương pháp này còn được gọi là "vấn đề-phản ứng-giải pháp." Đầu tiên,  người ta tạo ra một vấn đề, một "tình huống" dự định để gây nên phản ứng nhất định đối với công chúng, khiến công chúng yêu cầu thực thi các biện pháp mà kẻ thao túng muốn công chúng chấp nhận. Ví dụ: để cho bạo lực đô thị phát triển, hoặc tổ chức các cuộc tấn công đẫm máu, để công chúng yêu cầu luật về an ninh với giá phải trả là  quyền tự do hạn chế. Hoặc: tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mà sự suy giảm các quyền xã hội và loại bỏ các dịch vụ công được chấp nhận như một “điều ác cần thiết”.

 

3 / Chiến lược suy giảm dần

 

Để chấp nhận một biện pháp khó chấp nhận, đơn giản là chỉ việc áp dụng nó dần dần trong khoảng thời gian 10 năm. Đó là cách mà theo cách này các điều kiện kinh tế xã hội mới hoàn toàn (theo chủ nghĩa tân tự do) đã được áp đặt trong những năm 1980-1990. Thất nghiệp tràn lan, bấp bênh, tính linh hoạt, phi địa phương hóa, tiền lương không còn có thể đảm bảo một thu nhập xứng đáng, nhiều thay đổi như vậy có thể đã mang lại một cuộc cách mạng nếu như được áp dụng đột ngột.

 

4 / Chiến lược trì hoãn

 

Một cách khác để những quyết định không được lòng dân được chấp nhận là trình bày nó như là một "đau đớn nhưng cần thiết", đạt được sự chấp nhận của công chúng trong hiện tại cho việc áp dụng trong tương lai. Luôn luôn là dễ dàng hơn nếu chấp nhận sự hy sinh trong tương lai thay vì ngay lập tức. Trước tiên, bởi vì những hiệu quả này không xảy ra ngay lập tức. Thứ hai, bởi vì công chúng vẫn có xu hướng mong đợi một cách ngây thơ rằng "tất cả mọi thứ sẽ tốt hơn vào ngày mai" và rằng sự hy sinh cần thiết có thể tránh được. Cuối cùng, nó cho phép công chúng có thời gian làm quen với ý tưởng về sự thay đổi và chấp nhận nó miễn cưỡng khi thời điểm đến. Vdu: một đạo luật đánh thuế hay thu phí sẽ không áp dụng bây giờ mà áp dụng sau đó từ 6 tháng đến 1 năm.

 

5 / Nói với công chúng như nói với trẻ em còn ít tuổi

 

Hầu hết các quảng cáo nhằm vào công chúng sử dụng một diễn ngôn, lý  luận, nhân vật ,và phong cách “trẻ con hóa” (infantilizing) , như thể người xem là một đứa trẻ nhỏ tuổi hoặc tâm thần khuyết tật. Chúng ta càng tìm cách đánh lừa người xem thì càng sử dụng một phong cách “trẻ con hóa” . Tại sao? "Nếu người ta nói với một người như nói với một đứa trẻ 12 tuổi, thì do ám thị, người này  với một xác xuất lớn sẽ trả lời hoặc phản ứng giống như lập luận của một đứa trẻ 12 tuổi. " (Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

 

6/  Kêu gọi tình cảm hơn là lý trí

 

Kêu gọi tình cảm là một kỹ thuật cổ điển khiến người ta bỏ qua các phân tích lý tính hay các lý luận phê bình. Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ cảm xúc mở cánh cửa cho vô thức để đưa vào các ý tưởng, ham muốn, sợ hãi, xung động, hoặc hành vi …

 

7 / Duy trì  công chúng trong tình trạng ngu độn

 

Làm sao để công chúng không có khả năng hiểu biết về kỹ thuật  và các phương pháp được sử dụng để kiểm soát và nô lệ họ. "Chất lượng giáo dục cho các tầng lớp thấp kém hơn phải là kém nhất, do đó hố sâu ngăn cách dốt nát cách biệt giữa tầng lớp thấp với tầng lớp thượng lưu luôn tồn tại và mãi khó hiểu đối với  tầng lớp thấp hơn.”(Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

 

8/ Khuyến khích công chúng thỏa mãn trong trạng thái tồi tệ

 

Khuyến khích công chúng cảm thấy “thú vị” (cool) đối với những thứ tồi tệ, tầm thường, vô học

 

9 / Thay thế sự phản kháng bằng  cảm giác tội lỗi

 

Làm các cá nhân tin rằng duy nhất mình chịu trách nhiệm cho sự bất hạnh của mình, vì thiếu thông minh, khả năng, hay nỗ lực. Vì vậy, thay vì nổi loạn chống lại hệ thống kinh tế, cá nhân tự phá giá và cảm thấy tội lỗi, tạo ra trầm cảm, điều này gây nến tình trạng suy sụp mà một hiệu quả là  sự ức chế hành động. Và không có hành động, không có phản kháng! 

 

10 / Biết từng cá nhân tốt hơn so với họ biết mình

 

 Trong 50 năm qua, những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học đã tạo ra một hố ngăn cách ngày càng tăng giữa kiến thức công chúng và kiến thức do tầng lớp tinh hoa cầm quyền nắm giữ và sở hữu. Nhờ vào tiến bộ cách ngành sinh học, sinh học thần kinh và tâm lý học ứng dụng, “hệ thống”  đã đạt được kiến thức tiên tiến về con người, cả về thể chất và tâm lý. Hệ thống đã hiểu một cá  nhân bình thường hơn là họ hiểu bản thân mình. Điều này có nghĩa rằng trong nhiều trường hợp, hệ thống có quyền kiểm soát và nhiều quyền lực với cá nhân hơn so với cá nhân đối với chính họ.

(ST)



Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Đọc chơi hiểu cho đúng!

CHẲNG NƯỚC NÀO THẮNG ĐƯỢC NƯỚC MÌNH ĐÂU!

Ngày xưa mình chỉ vài ông tướng
Mà đánh tan bao đế quốc to
Pháp chạy về Tây, Mỹ về Mỹ
Tàu Khựa khiếp vía không dám ho

Nay mình có đến non ngàn tướng
(Là tướng, tất nhiên, giỏi đánh nhau)
Tướng nhiều chắc chắn mình sẽ thắng
Chẳng nước nào hơn được nước mình đâu!

Cũng thế, đừng lo về phát triển
Thời gian ngắn thôi, ta sẽ giàu
Tiến sĩ nước mình nhiều như thế
Sẽ giúp dân mình tiến lên mau…

Đừng quá bi quan hay buồn bã
Quan trọng bậc nhất là con người
Mà đất nước mình toàn người giỏi
Tướng và tiến sĩ nhiều quá trời!

Vì thế : hãy tin vào đất nước!
(Lạc quan nước mình cũng đứng đầu)
Đừng tin luận điệu quân phản động
Chả nước nào hơn được nước mình đâu!
(FB Le Duc Duc)