HOME PAGE

Người kết nối

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

Tập trung và Dân chủ.

Một bài phân tích xác đáng về quan hệ giữa tập trung và dân chủ.Khái niệm này hình thành khi nhà nước ra đời.Ước mơ của người dân là đến lúc nào đó nhà nước sẽ bị thủ tiêu bởi kỷ luật tự giác của các thành viên trong xã hội.Điều này có cảm giác gần như không tưởng.Tuy nhiên nền cai trị tuyệt vời nhất là không cai trị gì cả hay sự cai trị tối thiểu nhất.Sau đây là một trích đoạn cảm thấy thú vị.

Người cầm quyền ưa tập trung, người dân ưa dân chủ- Minh Quang


Ai cũng biết rằng người cầm quyền, dù là cá nhân hay một nhóm người đều muốn thâu tóm quyền hành, tập trung quyền hành. Tập trung quyền hành vừa dễ cai quản, vừa dễ dàng đạt được mục đích.

Nhưng các cộng đồng người trong xã hội tư bản và kinh tế thị trường ấy đã giác ngộ quyền tự do dân chủ. Quan trọng hơn cả cơm ăn, áo mặc và có đủ lực lượng và sức mạnh buộc những người cầm quyền phải chia quyền, phân quyền đáp ứng với các quyền ấy. Nhà nước tam quyền phân lập, nhà nước pháp quyền thượng tôn pháp luật ra đời có lẽ là trong điều kiện của xã hội như vậy. Nó là kết quả của cuộc đấu tranh giữa các cộng đồng người, các nhóm lợi ích trong xã hội tư bản mà cơ sở là kinh tế thị trường.

Tuy vậy, nhà nước tam quyền phân lập và pháp quyền không chỉ có dân chủ mà còn có tập trung. Tập trung không chỉ là mong muốn cố hữu của giới cầm quyền nói chung. Tập trung là phương tiện tất yếu của việc cầm quyền. Không có quyền lực tập trung khác gì tình trạng năm cha ba mẹ, dù ai cầm quyền cũng khó bề làm nên công cán gì. Nhưng sự tập trung ở đây dựa trên cơ sở của kết quả cuộc đấu tranh đa lợi ích. Kết quả ấy được thể hiện trong nội dung hiến pháp và pháp luật. Tập trung kiểu này chỉ ở trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.

Hình thức tam quyền phân lập là hình thức giám sát, kiếm tra, là cơ chế buộc quyền tập trung của những người cầm quyền của những nhánh quyền lực trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Có lẽ bởi có cơ chế ấy mà người ta chỉ nói đến mặt dân chủ mà không nói đến quyền tập trung hay quyền lực tập trung của người cầm quyền.

Như thế có nghĩa tập trung dân chủ không phải là đặc thù của một loại hình nhà nước nào trong thế giới văn minh chúng ta đang sống. Điều cốt yếu là có cơ chế để đảm bảo người cầm quyền phải thượng tôn hiến pháp và pháp luật. Thượng tôn hiến pháp và pháp luật đến mức nào thì nhà nước tự cho là dân chủ ấy là nhà nước dân chủ nhiều hơn hay dân chủ ít hơn. Không có nhà nước nào dân chủ tuyệt đối, tự do tuyệt đối.

Do đó, nói gọn lại, tập trung và dân chủ hay dân chủ và tập trung không phải là điều kiêng kị đối với loại hình nhà nước nào cho đến lúc này.

Tuy vậy, hễ cứ là người cầm quyền thì bao giờ cũng ưa thích tập trung hơn. Hễ cứ là người dân thì bao giờ cũng ưa thích dân chủ hơn. Vì thế, dân chủ là khát vọng ngàn năm, ngàn đời từ khi sinh ra cái gọi là nhà nước là vậy.

4 nhận xét:

Việt gốc nói...

Hai bên đều muốn dùng luật pháp để trói nhau, nhưng nhân dân bao giờ cũng ở thế thua

Nặc danh nói...

Có lẽ tác giả bài viết muốn hàm ý "tập trung" với chuyên quyền - độc đoán?
Thực ra (trong triết)"tập trung" thường gắn với khái niệm "dân chủ tập trung".
Nói một cách sơ lược thì " dân chủ" là người dân(được)làm chủ nguyện vọng, ý chí của mình, đó là một hình thái, tính chất xã hội.
"dân chủ tập trung" là cơ cấu, tổ chức (kiểu) xã hội, khi ý chí, nguyện vọng của quần chúng được tập trung vào 1 cá nhân hoặc 1 nhóm người.:)

Qin Shi Huang nói...

Blog "cị" Việt gốc không vào được nhé!

Việt gốc nói...

Chắc nghẽn mạng tạm thời đấy thôi, thời vô cảm không dễ gì làm ai đó tức giận mà chặn đâu