Dư luận phản đối đã xuất hiện ngay từ khi 11 con đập trên dòng chính sông Mêkông ở dưới hạ nguồn được dự trù, và đã càng ngày càng mạnh khi gần đến lúc Ủy hội Sông Mêkông phải ra quyết định về con đập đầu tiên là Xayaburi, với cuộc họp đúc kết tiến trình tham vấn tại 4 nước Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan sẽ mở ra vào ngày 19/04 tới đây. Các tổ chức phi chính phủ là thành phần đi đầu trong phong trào quyết liệt phản đối dự án Xayaburi, xuất phát từ mối lo ngại về nguy cơ con đập trên dòng chính sẽ gây ra những tổn hại vĩnh viễn cho môi trường cũng như đời sống của hàng triệu cư dân vùng hạ lưu của sông Mêkông. Gần đây nhất, ngày 14/04, Quỹ Thế giới Bảo tồn Thiên nhiên WWF đã cho rằng báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đập Xayaburi, mà Lào mới công bố để biện minh cho quyết định xây đập, vừa không không đầy đủ, vừa thấp hơn rất nhiều so với chuẩn mực quốc tế của các công trình nghiên cứu loại này Trước đó, WWF cùng với 263 tổ chức phi chính phủ trên thế giới và trong khu vực, cũng đã kêu gọi tạm hoãn xây đập trong vòng 10 năm trên dòng chính sông Mêkông, chờ đến khi đánh giá được đầy đủ các tác động của đập thủy điện, trong đó có đập Xayaburi, đối với môi trường và đời sống cư dân toàn vùng. Ở cấp quốc gia, Cam Bốt và nhất là Việt Nam cũng đã lên tiếng phản đối đề án Xayaburi, yêu cầu tạm ngừng để xem xét tác động một cách thấu đáo trước khi tiến hành. Các nhà tài trợ cho các nước hạ nguồn sông Mêkông, từ Úc cho tới Mỹ, cũng không tán đồng. Ngày 14/04 vừa qua, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb, chủ tịch Tiểu Ban Đông Á và Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, cũng đã bày tỏ thái độ quan ngại trước nguy cơ đập Xayaburi được xây dựng. Theo ông: “Đây là một tiền lệ nguy hiểm và tai hại vì can hệ đến môi trường vùng Đông Nam Á”. Thông tin được báo Bangkok Post tiết lộ hôm nay, đã khiến cho giới quan sát bi quan về khả năng chính quyền Lào cũng như các thế lực kinh tế Thái Lan đứng phía sau đề án Xayaburi, chiều theo các ý kiến phản biện. Vấn đề là Viêng Chăn sẽ phải trả giá chính trị ra sao khi phớt lờ những lời can gián(RFI)
1 nhận xét:
Dư luận phản đối đã xuất hiện ngay từ khi 11 con đập trên dòng chính sông Mêkông ở dưới hạ nguồn được dự trù, và đã càng ngày càng mạnh khi gần đến lúc Ủy hội Sông Mêkông phải ra quyết định về con đập đầu tiên là Xayaburi, với cuộc họp đúc kết tiến trình tham vấn tại 4 nước Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan sẽ mở ra vào ngày 19/04 tới đây.
Các tổ chức phi chính phủ là thành phần đi đầu trong phong trào quyết liệt phản đối dự án Xayaburi, xuất phát từ mối lo ngại về nguy cơ con đập trên dòng chính sẽ gây ra những tổn hại vĩnh viễn cho môi trường cũng như đời sống của hàng triệu cư dân vùng hạ lưu của sông Mêkông.
Gần đây nhất, ngày 14/04, Quỹ Thế giới Bảo tồn Thiên nhiên WWF đã cho rằng báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đập Xayaburi, mà Lào mới công bố để biện minh cho quyết định xây đập, vừa không không đầy đủ, vừa thấp hơn rất nhiều so với chuẩn mực quốc tế của các công trình nghiên cứu loại này
Trước đó, WWF cùng với 263 tổ chức phi chính phủ trên thế giới và trong khu vực, cũng đã kêu gọi tạm hoãn xây đập trong vòng 10 năm trên dòng chính sông Mêkông, chờ đến khi đánh giá được đầy đủ các tác động của đập thủy điện, trong đó có đập Xayaburi, đối với môi trường và đời sống cư dân toàn vùng.
Ở cấp quốc gia, Cam Bốt và nhất là Việt Nam cũng đã lên tiếng phản đối đề án Xayaburi, yêu cầu tạm ngừng để xem xét tác động một cách thấu đáo trước khi tiến hành. Các nhà tài trợ cho các nước hạ nguồn sông Mêkông, từ Úc cho tới Mỹ, cũng không tán đồng.
Ngày 14/04 vừa qua, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb, chủ tịch Tiểu Ban Đông Á và Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, cũng đã bày tỏ thái độ quan ngại trước nguy cơ đập Xayaburi được xây dựng. Theo ông: “Đây là một tiền lệ nguy hiểm và tai hại vì can hệ đến môi trường vùng Đông Nam Á”.
Thông tin được báo Bangkok Post tiết lộ hôm nay, đã khiến cho giới quan sát bi quan về khả năng chính quyền Lào cũng như các thế lực kinh tế Thái Lan đứng phía sau đề án Xayaburi, chiều theo các ý kiến phản biện. Vấn đề là Viêng Chăn sẽ phải trả giá chính trị ra sao khi phớt lờ những lời can gián(RFI)
Đăng nhận xét